học nấu ăn ~ hoc nau an

Thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất

0 nhận xét

 Thủ tục mua bán nhà đất gồm 5 bước

- Xác định tổng tiền có + khả năng quy động khu vực, diện tích cần mua
- Tìm kiếm nhà đất cần mua, liên hệ và xác minh (giấy tờ, quy hoạch, tranh chấp...)
- Đặc cọc ký kết hợp đồng tại văn phòng công chứng
- Đăng ký biến động bất động sản - Đóng thuế
- nhận sổ hồng mới hoặc cập nhật thông tin chuyển nhượng trong sổ đỏ sổ hồng





mua bán nhà đất tphcm, nhà đất tphcm, mua bán nhà đất tphcm giá rẻ, nha dat tphcm, nha dất tphcm, luật sư nhà đất tphcm, cho tot nha dat tphcm, đặt tiệc tại nhà tphcm, nhà đất giá rẻ tphcm, cho tot tphcm nha dat, mua ban nha dat tphcm duoi 1 ty, mua ban nha dat tphcm gia re, gia nha dat hien nay tai tphcm, thi truong nha dat tphcm, gia nha dat tphcm, nha dat 24h tphcm, nhà đất q12 tphcm, chợ tốt nhà đất tphcm, rao bán nhà đất tphcm raobanbdssaigon.com, mua bán nhà đất quận thủ đức tphcm, alo nha dat tphcm, mua bán nha dat tphcm, mua ban nha dat q12 tphcm, dat tiec tai nha gia re tphcm, ban nha dat q6 tphcm, nhà đất quận 9 tphcm, mua ban nha dat tphcm quan 10, nha dat com tphcm, tin tuc nha dat tphcm, nha dat cho tot tphcm, mua bán nhà đất tphcm dưới 1 tỷ, nha dat quan binh tan tphcm, nha dat quan tan binh tphcm, mua ban nha dat tphcm, mua bán nhà đất quận 9 tphcm, nha dat tphcm quan 8, mua ban nha dat q6 tphcm, mua bán nhà đất quận gò vấp tphcm, mua ban nha dat tphcm quan 12, mua bán nhà đất quận 8 tphcm, mua ban nha dat tphcm quan tan binh, mua ban nha dat tphcm duoi 2 ty, dat tiec tai nha tphcm, nha dat cu chi tphcm, nhà đất tphcm giá rẻ, dịch vụ cài đặt máy tính tại nhà tphcm, mua bán nhà đất quận tân phú tphcm, thu tuc mua ban nha dat tai tphcm, nhà đất quận 2 tphcm, mua ban nha dat tphcm quan go vap, mua nha dat tphcm, nha dat tphcm quan binh tan, nha dat tan phu tphcm, mua ban nha dat quan 12 tphcm, mua bán nhà đất quận 12 tphcm, nha dat huyen nha be tphcm, nhà đất quận thủ đức tphcm, mua bán nhà đất quận 4 tphcm, nha đất tphcm, mua ban nha dat tai tphcm, nhà đất quận tân phú tphcm, giá đất tại huyện nhà bè tphcm, mua ban nha dat quan phu nhuan tphcm, cam co nha dat tphcm, đặt tiệc buffet tại nhà ở tphcm, nha dat chinh chu tphcm, mua bán nhà đất quận 7 tphcm, mua ban nha dat cho tot tphcm, nha dat quan 3 tphcm, nha đat tphcm, mua bán nhà đất quận bình thạnh tphcm, mua ban nha dat hoc mon tphcm, mua bán nhà đất tại quận 2 tphcm, nha dat tphcm quan go vap, nha dat tphcm q7, mua bán nhà đất quận 3 tphcm, nhà đất bình tân tphcm, nha dat q7 tphcm, nha dat gia re tphcm, nhà đất q2 tphcm, nha dat tphcm gia re

các trường hợp mà hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu hoá, không còn hiệu lực



Vô hiệu do không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu bên chuyển nhượng thiếu một trong các điều kiện dưới đây thì không được chuyển nhượng và hợp đồng mua bán nhà đất sẽ bị vô hiệu, bao gồm:

a. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.

b. Đất không có tranh chấp.

c. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d. Trong thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó, nếu người nhận chuyển nhượng thuộc một trong những trường hợp không được nhận chuyển nhượng (theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013) thì đồng nghĩa với việc hợp đồng chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.Trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà đất sẽ bị vô hiệu. Ảnh: ST

Vô hiệu do hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực

Theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Như vậy, nếu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì không có hiệu lực.

Vô hiệu do giả tạo

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015:

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Theo quy định trên, nếu như hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự với mục đích nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì sẽ bị vô hiệu do giả tạo.

Vô hiệu do hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:

"Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."

Như vậy, tòa án hoàn toàn có thể tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu khi có đủ căn cứ chứng minh hợp đồng đó vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội.

Cách làm bánh quy Chocolate Chips Cookies

0 nhận xét



Bánh để ăn vặt thì làm bánh quy chắc là phù hợp nhất. Thật ra mình đã định viết một bài giới thiệu chung về Cookies (bánh quy) và các phương pháp làm cơ bản. Nhưng sau khi tham khảo Professional Baking và một vài tài liệu khác thì mình thấy không thật cần thiết, vì thật ra Cookies là một dạng Cake mini. Phương pháp trộn bột cơ bản của Cookies rất giống với các phương pháp trộn bột cơ bản của Cake (nhưng nhanh và ít thứ phải chú ý hơn). Cho nên chắc không nhất thiết phải nhắc lại, mà có lẽ với từng loại bánh mình sẽ thêm các lưu ý (nếu có) trong quá trình làm – vậy chắc tốt hơn.

Cảm nhận chung của mình về Cookies là Cookies dường như dễ làm hơn Cakes nhiều. Và bởi vì Cookies là một dạng mini cakes cho nên nếu đã quen làm Cakes, đặc biệt là các phương pháp trộn bột và một số lưu ý khi làm Cakes thì làm Cookies sẽ thấy cực kì nhẹ nhàng.



Một trong những cách trộn bột được sử dụng để làm rất nhiều loại Cookies làCreaming-method. Tuy nhiên có vẻ là với Cookies thì bơ không cần phải đánh bông nhiều như làm Cake. Ngoài ra lượng chất lỏng trong Cookies cũng thường là ít hơn Cake rất nhiều, có nhiều loại bánh thậm chí còn không có tí tẹo chất lỏng nào, nên sau khi đánh trứng với bơ đường chỉ cần trộn thêm bột là xong. Làm Cookies mình thấy có hai điều có lẽ là khá quan trọng. Một là kích thước của các viên bột bánh khi mang đi nướng cần phải đồng đều, vì nếu cái to cái nhỏ thì khả năng một cái gần cháy trong khi cái còn lại vẫn chưa chín sẽ cao. Hai là nhiệt độ nướng Cookies khá quan trọng, nhất là với các loại Cookies mỏng hay nhỏ thì chậm một vài phút có thể làm bánh cháy ngay. Nên cả nhà khi nướng Cookies thì lưu ý canh lò cẩn thận nhé



Chocolate chip cookies là loại bánh quy đơn giản và có vẻ cũng rất quen thuộc nữa nhỉ? Công thức mình tham khảo của Professional Baking và Joy of Baking, bánh ra lò rất ngon, giòn và xốp, ngậy và thơm mùi chocolate chip Công thức ở dưới làm được khoảng 25-30 cái đường kính tầm 5cm nhé.

Nguyên liệu
150gram bột mỳ thường/ bột mỳ đa dụng (all-purpose flour/ plain flour)
115gram bơ nhạt – ở nhiệt độ phòng
60gram đường trắng
80gram đường nâu
1 quả trứng cỡ lớn (55-60gram không tính vỏ) - ở nhiệt độ phòng
¾ teaspoon (3-4ml) vanilla dạng lỏng
½ teaspoon (2-3gram) baking soda (muối nở)
¼ teaspoon (1-2gram) muối
100-130gram chocolate chips
50gram hạt óc chó (walnuts) hoặc hạt hồ đào (pecan) (không bắt buộc)

* Lưu ý: Đường nâu trong công thức có thể thay bằng đường trắng nhưng nên giảm bớt còn khoảng 80-90gram đường vì đường nâu thường ít ngọt hơn đường trắng nhiều. Ngoài ra lượng đường còn phụ thuộc vào độ ngọt và lượng chocolate chip sử dụng. Với lượng đường trong công thức mình dùng 120gram chocolate chip loại khá đắng và ít ngọt.

Cách làm (Creaming-method)

1. Đong bột mỳ, muối nở và muối. Dùng cây đánh trứng (whisk) trộn đều.

2. Để máy đánh trứng ở tốc độ chậm, đánh bơ trong khoảng 10-15s cho bơ mềm, nhuyễn. Cho đường vào, để tốc độ gần cao nhất, đánh bơ với đường, không cần đánh quá bông. Mình dùng máy đánh trứng cầm tay, đánh mất khoảng 3-5 phút. Lưu ý trong quá trình đánh vét thành & đáy âu.

3. Cho trứng vào, đánh cho hòa quyện. Cho vanilla, đánh tiếp khoảng 20-30s.

4. Rây bột vào âu, đánh đến khi hỗn hợp hòa quyện. Cuối cùng cho chocolate chip & hạt (nếu có), trộn đều.

5. Bọc kín âu, cho hỗn hợp bột vào tủ lạnh, để khoảng 30 – 60 phút cho bột cứng lại.

6. Vặn lò 170 độ C. Chuẩn bị khay nướng, lót giấy nến (giấy nướng bánh) lên khay.

7. Viên bột thành các phần nhỏ bằng nhau (mỗi phần khoảng 10-15gram). Mình dùng thìa đong đơn vị 1 tablespoon để xúc, rất tiện & đảm bảo là các viên đều bằng nhau Đặt lên khay nướng, để chừa khoảng cách khoảng 3-5cm giữa các viên bột.

8. Nướng ở rãnh giữa của lò, nhiệt độ 170-175 độ C trong khoảng 15 phút hoặc đến khi bánh chín vàng và phần viền bánh hơi nâu nhạt. Đến đây thì mình thấy có một số công thức ghi chú là chuyển nhiệt độ xuống 100-110 độ và sấy thêm khoảng 5-10 phút cho bánh giòn. Tuy nhiên mình khá là thắc mắc chuyện này vì theo mình thấy thì nhiệt độ lò nướng lúc này đang là 170-180 độ C, làm sao chuyển ngay lập tức xuống 100 độ được nhỉ? Cách mình làm là sau khi bánh chín, nướng đủ thời gian quy định thì mình tắt lò, chỉ để đèn và để bánh thêm 3-5 phút. Bánh lúc nào cũng giòn và chưa bao giờ cháy.

Bổ sung kinh nghiệm làm bánh giòn : Sau khi làm kha khá bánh quy thì mình thấy cách sấy bánh sau khi nướng khá là hiệu quả. Cụ thể là sau khi nướng bánh xong, các bạn hạ lò xuống 100-110 độ, nếu sấy ngay sau khi nướng bánh thì đợi lò xuống đúng nhiệt độ rồi mới cho bánh vào nhé, sấy bánh khoảng 10 phút, bánh sẽ rất giòn

9. Bánh chín lấy ra khỏi khay nướng, để trên rack đến khi nguội hẳn (bánh ra khỏi lò sẽ hơi mềm, nhưng để nguội thì bánh sẽ cứng giòn). Bảo quản trong hộp kín.

Bởi vì cả bài này chỉ có mỗi một cái hình cho nên bonus thêm 1 cái hình (tuy là không liên quan mấy) nữa nhé Bánh quy dừa hạnh nhân mình làm cuối tuần trước (hôm qua mang đi làm mời đồng nghiệp và đã hết sạch rùi ). Rất thơm & ngon Công thức mình gõ xong sẽ up sớm.






Phương pháp trộn bột mới Pound cake

0 nhận xét



Thật ra là mình đã rất phân vân xem có nên làm Pound Cake không, tại vì cứ nhìn thấy cái công thức 1 bơ: 1 bột: 1 đường: 1 trứng và chả có tí sữa nào là thấy oải rồi. Mặc dù ở bài trước mình có hứa là sẽ làm cả hai loại Pound Cake và Butter Cake để xem khác nhau thế nào, nhưng thật sự là làm y nguyên công thức Pound Cake thì mình… không đủ can đảm Khi đi tham khảo một số blog và diễn đàn mình cũng thấy đa phần chị em phản hồi là Pound Cake khá là nặng và khô, cho nên thường khi làm hoặc là sẽ thêm một ít chất lỏng như là sữa, các loại syrup hoa quả, hoặc làm cùng với các loại mứt hoa quả để làm cho bánh đỡ bứ và ngán. Nhìn chung là cũng có kha khá cách sáng tạo với công thức cơ bản của Pound Cake.. Nhưng sau một hồi nghiên cứu thì mình vẫn quyết định làm Pound Cake cơ bản để so sánh với Butter Cake và thêm syrup chanh leo để giúp bánh bớt khô



Lần này làm pound cake mình cũng không dùng creaming method nữa, mà chuyển sang thử phương pháp trộn bột mới tên là two-stage method. (Theo cuốn Professional baking thì với các loại bánh có sử dụng chất béo như bơ, magarine thì creaming method và two stage method là 2 phương pháp trộn bột cơ bản nhất).

Các bước chính của two-stage method là:

nguyên liệu đã được cân đong và để ở nhiệt độ phòng nhé
Trong một cái âu, dùng que đánh trứng cầm tay (whisk) đánh đều trứng, sữa và vanilla.
Trong một cái âu khác rây bột, bột nở, đường, muối. Dùng whisk hoặc máy đánh trứng để ở tốc độ thấp nhất, đánh trong khoảng 30s.
Cho toàn bộ số bơ & ½ số trứng sữa vào âu bột. Đánh ở tốc độ chậm đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Đẩy lên tốc độ vừa (hoặc tốc độ cao với máy đánh trứng cầm tay). Đánh thêm 3-5 phút.
Chia số trứng sữa còn lại làm 2 phần, lần lượt cho vào âu và đánh đều 30s sau mỗi lần thêm chất lỏng.
Đổ bột vào khuôn & mang đi nướng ngay

Lưu ý ở bước 3 & 4 vét thành âu thường xuyên để hỗn hợp được đều.

Về cơ bản thì two-stage method nhanh hơn creaming method. Nhưng mình cảm thấy với một người mới chập chững học làm bánh và chưa có cảm giác tốt trong việc sử dụng và đặc biệt là trộn bột thế nào cho đủ thì creaming method an toàn hơn (điều này ít ra là đúng với mình).



Lý do thứ nhất là theo tất cả các tài liệu thì bột nở sau khi gặp nước sẽ phải rất hạn chế trong việc trộn, nếu trộn quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho bánh chai cứng và nở kém. Với creaming method thì kiểm soát việc này rất dễ do bột được cho vào cuối cùng và xen kẽ với sữa nên chỉ cần đánh một tí tẹo cho hỗn hợp hòa quyện là được. Còn với phương pháp mới này thì quả thật mình đánh bột với trứng mà cảm thấy khá run vì không biết thế nào là đủ và liệu có quá tay không.

Lý do thứ hai là nếu cho nhiều chất lỏng vào cùng lúc thì sẽ dễ gây ra hiện tượng bột bị lợn cợn (mà mọi người hay gọi là ốc trâu hay óc trâu gì đó ). Thật ra đây là hiện tượng bình thường trong khi làm bánh (lý do tại sao mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Một trong những cách khắc phục đơn giản nhất là cho thêm bột và đánh đều. Nhưng với two-stage method, vì bột đã được đánh hết với bơ trong bước đầu tiên rồi, nên khi cho trứng và sữa vào ở bước sau cần phải cẩn thận hơn một chút để tránh gây ra hiện tượng ốc trâu như trên.

Cuối cùng là theo sách nói thì creaming method cho bánh nở tốt hơn two stage method, mặc dù ưu điểm của two stage method là làm cho mùi vị của bơ quyện trong bánh tốt hơn (tài liệu tiếng Anh hay mô tả cái này là bơ dễ melt-in-the-mouth hơn .

Cho nên túm lại là mình vẫn thích dùng creaming method hơn. Nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi, còn cả nhà thấy hợp với phương pháp nào hơn thì cứ sử dụng nha



Lý thuyết thì là như vậy – nhìn chung là cũng không khó lắm, nhưng đến lúc thực hành thì… mình đúng là không có duyên với món Pound Cake này. Cụ thể là trước khi ra được cái bánh như trong hình ở trên mình đã làm hỏng…… nhiều lắm không nhớ chính xác là bao nhiêu nữa Túm lại là thất bại toàn diện & đau đớn :’( (từ khi mình bắt đầu “sự nghiệp bếp núc” đến giờ hình như là chưa có khi nào mà mình phá hoại ở mức độ cao như thế này ). Mà rõ ràng pound cake là loại bánh rất dễ thành công, vậy mà chẳng hiểu sao mình làm lại bị hỏng liên tục như thế, cho nên cũng cảm thấy hơi bị chán

Nhưng mà bỏ cuộc sớm thế thì còn chán hơn cho nên cứ mỗi lần hỏng là mình lại chạy lên mạng để tìm nguyên nhân, và tự … đoán bệnh cho bánh Lần đầu tiên làm hỏng mình nghĩ là do nguyên liệu vẫn còn lạnh, lúc trộn bột bị ốc trâu nên bánh nướng lên bị rỗ mặt. Lần thứ hai mình nghĩ là do trộn bột chưa quen, quá tay nên bánh nở kém. Lần thứ ba thì nghĩ là do để nhiệt độ không đúng. … Lần thứ 4, 5.. vẫn hỏng. Mà ngẫm nghĩ lại thì thấy là mấy mẻ đều hỏng cùng một kiểu như nhau. Đến khi tất cả các nguyên nhân bên ngoài đều được loại trừ thì mình bắt đầu nghĩ đến khả năng nguyên liệu có vấn đề, và sực nhớ ra một điều là so với các mẻ bánh trước thì lần này mình dùng cake flour. Và mình quay lại xem cái vỏ gói bột cake flour của mình – đoạn này cần phải giải thích thêm là ở đây mọi thứ đều được ghi bằng tiếng Hà Lan, Pháp và Đức nhưng không có tiếng Anh cho nên mình hầu như không bao giờ xem nội dung nhãn, trừ ngày hết hạn Mặc dù không hiểu hướng dẫn trên gói cake flour của mình nói gì, nhưng nhìn hình thì mình có thể đoán ra là người ta hướng dẫn trộn bột với bơ & trứng rồi mang đi nướng. Tức là nhiều khả năng là bột đã có sẵn muối và bột nở rồi (có nghĩa là không cần phải cho thêm bột nở nữa)…..

(và Google translate đã xác nhận là đúng như thế)



Hik

………….

Ôi giời ơi! Giàng ơi!!!! Thế là từ một ý định ban đầu (rất tốt đẹp) là dùng cake flour để bánh nhẹ & xốp hơn cuối cùng đã thành ra là bao nhiêu trứng + bơ + bột + đường + sữa bay thẳng từ tủ lạnh qua lò nướng vào sọt rác. Đúng là nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại mà :’( :’( :’(

Thôi thì tự an ủi là coi như học phí vậy

(nhưng dù sao thì học phí này cũng hơi bị đắt ý)

Sau khi “bí mật” được “bật mí” thì mọi sự còn lại suôn sẻ – như mọi khi vẫn thường như thế Công thức cụ thể mình sẽ chia sẻ riêng trong bài sau để đỡ bị lẫn nhé. So với Butter Cake thì Pound Cake đúng là “nặng” hơn, nhưng nhờ có syrup chanh leo nên bánh đỡ khô bứ, lại có thêm vị chua dịu và mùi thơm của chanh leo, nói chung là không tệ (và nếu không có vụ nhầm bột kia thì bánh này làm khá dễ cả nhà ạ )





Lần này tuy là phá hoại quá nhiều trứng sữa, nhưng bù lại nhờ việc liên tục nướng hỏng mà mình tích lũy được thêm kha khá kinh nghiệm trong việc làm Butter Cake, Pound Cake và một số loại bánh khác có sử dụng bơ (để phân biệt với bánh sử dụng lòng trắng trứng thay vì dùng bơ và bột nở). Mình ghi lại tại đây luôn nhé, hi vọng là sẽ có ích cho mọi người

1. Tất cả các nguyên liệu luôn phải ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG. Một số hậu quả của việc nguyên liệu (bơ, trứng, sữa) ở nhiệt độ nóng lạnh khác nhau là bột bị ốc trâu hoặc bánh nở kém.

2. Trong khi trộn bột, hiện tượng bột bị lợn cợn (ốc trâu) đôi khi có thể xảy ra. Các nguyên nhân chính là
Các nguyên liệu không ở cùng một nhiệt độ (bơ hoặc trứng vẫn còn lạnh)
Lượng chất lỏng (trứng, sữa) nhiều hơn bột quá nhiều

Về cơ bản thì việc bột bị ốc trâu sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng của bánh. Cách khắc phục là để nguyên liệu thật nguội rồi mới mang đi làm bánh. Hoặc ngâm âu trộn bột vào chậu nước ấm rồi đánh đến khi mịn mượt. Thứ hai là khi cho chất lỏng thì nên cho từ từ từng chút một, đánh đều sau mỗi lần cho chất lỏng rồi mới cho tiếp. Cách thứ ba là nếu trong quá trình trộn mà bị ốc trâu thì cho thêm bột rồi đánh tiếp đến khi hỗn hợp mịn trở lại. Đây là lý do tại sao trong phương pháp creaming method bao giờ cũng cho từng quả trứng vào rồi đánh đều, và luôn trộn bột & sữa xen kẽ thành nhiều phần nhỏ, bắt đầu bằng bột và kết thúc cũng bằng bột.

3. Việc cân đo chính xác nguyên liệu rất quan trọng. Có những thứ cho quá nhiều sẽ gây ra “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” – như bột nở trong trường hợp của mình Như mình nói ở trên là vì không biết bột đã có sẵn bột nở rồi, nên mình cho thêm bột nở theo như công thức – hậu quả là bánh nở rất nhanh, tiếp theo từ sau khoảng 1/2 – 2/3 thời gian nướng thì bánh xẹp và rỗ mặt nghiêm trọng. Lúc lấy ra thì bánh èo uột như bánh đa nhúng nước ý. Túm lại là khi làm bánh nên tuân thủ công thức & đong đếm các thứ cẩn thận. Tối thiểu là nên có một cái cân có thể đong được theo gram, tốt hơn nữa là đầu tư thêm một bộ thìa đong tablespoon – teaspoon theo tiêu chuẩn, chứ đừng đong kiểu “thìa canh – thìa cafe” nhé.

4. Hiểu lò nướng của mình để điều chỉnh nhiệt độ cho đúng. Đôi khi mình nướng bánh vẫn bị sống do để nhiệt độ hơi thấp quá mức. Thường thì với butter cake và pound cake nhiệt độ nướng sẽ nằm trong khoảng 170-180 độ C. Không nên để quá cao vì sẽ dễ làm cho bánh bị nứt mặt & cháy phần ngoài. Thời gian nướng thì tùy kích cỡ khuôn. Cupcake sẽ mất khoảng 20-30 phút. Khuôn to thì thời gian nướng lâu hơn.

Quá trình chín của bánh về cơ bản là gồm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất bột sẽ nở dần và có một số bọt khí xuất hiện trên mặt. Giai đoạn thứ hai bánh tiếp tục nở và bắt đầu hình thành crust (hik, xin lỗi cả nhà vì chỗ này mình không biết dịch sang tiếng Việt là gì cho đúng). Giai đoạn thứ 3 bánh chuyển vàng. Và cuối cùng là bánh sẽ vàng nâu hẳn, hơi co lại, tách khỏi thành khuôn. Bánh chín sẽ có lớp trên mặt hơi giòn và phần bột ở đáy bánh khô. Xiên que tăm vào giữa bánh rút lên sẽ thấy sạch. Và nếu ấn thử đầu ngón tay lên mặt bánh thì sẽ thấy là bánh lún xuống nhưng phồng trở lại ngay, còn nếu tạo ra vết lõm thì nhiều khả năng là bánh chưa thật chín.

Trong quá trình nướng, sau độ 1/2 thời gian nướng đôi khi các bạn sẽ có thể thấy mặt bánh vàng quá mức do thanh nhiệt trên của lò quá nóng. Để mặt bánh không bị cháy thì các bạn có thể lấy một miếng giấy bạc, xát một lớp bơ mỏng lên giấy rồi đặt lên khuôn để che mặt bánh lại.

Và bắt đầu với Kem Tiramisu

0 nhận xét



ói thật là mới đầu xem mình nghĩ công thức này chắc có gì “mờ ám”, vì nó đơn giản quá, đơn giản đến mức không thể tin nổi. Nhưng sau khi đọc hơn 300 comment ở phía dưới (gần như chỉ toàn phản hồi là đã làm thành công và hết lời khen ngợi chất lượng kem) thì mình bắt đầu muốn thử…..

Và bắt đầu với Kem Tiramisu ….



..….. có lẽ là rất rất rất lâu rồi mình mới lại có cảm giác sung sướng đến thế khi thử sản phẩm từ một công thức mới. Lúc mà lấy kem ra khỏi ngăn đá và ăn thử ấy, chao ôi là sướng, kem chẳng có tí dăm đá nào, xốp, mềm và béo ngậy. Tóm lại làtrên cả tuyệt vời!!!!!!!!!!!

Ưu điểm của công thức này, có thể tóm tắt như sau:
Nguyên liệu đơn giản, dễ mua, chỉ gồm kem tươi và sữa đặc có đường, không trứng, không corn syrup, không bột…
Cách làm cực kì nhanh, mất khoảng 15 phút là cùng, cũng không phải đánh dăm đá. Ngày nào cũng có thể làm kem ăn
Rất rất linh hoạt, từ công thức cơ bản các bạn có thể thoải mái tạo ra mọi vị kem mình muốn. Cá nhân mình thấy việc “làm thí nghiệm” này cực vui. Và nếu nhà bạn có con nhỏ thì tại sao không cùng bé làm thử nhỉ?
Tốt cho sức khỏe và an toàn, hàm lượng béo thấp, lại có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên như các loại hoa quả..

Kem đậu xanh



Công thức cực kì đơn giản (mình có sửa lại tỉ lệ vì thấy như CT gốc thì ngọt quá), chỉ gồm 2 thành phần chính là kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream –xem thêm ghi chú ở dưới) và sữa đặc có đường (sweetened condensed milk). Cách làm gồm 2 bước chính là:


Dùng máy đánh trứng đánh kem tươi đến khi bông cứng. Không cần đường vì sữa đặc đủ ngọt rồi. Để kem bông nhanh thì trước khi đánh nên cho âu, que đánh và kem vào ngăn đá để khoảng 10-15 phút. Và lưu ý là chỉ đánh đến bông cứng, khi kem đặc, nhấc que lên thấy chóp, nghiêng hoặc dốc ngược tô thì kem không di chuyển là dừng lại nhé, đánh quá tay kem sẽ bị tách nước (hiện tượng: lổn nhổn, lợn cợn, ốc trâu).
Cho sữa đặc có đường vào âu kem tươi đánh bông và trộn nhẹ nhàng theo kiểu Fold (đảo và hất từ dưới lên, có thể xem thêm hướng dẫn tại đây), tránh quấy mạnh tay, dễ làm kem bị tách nước. Nếu là hỗn hợp chuẩn thì sẽ khá đặc, mượt và sánh mịn, từ mô tả đúng nhất có lẽ là “creamy”

Cho hỗn hợp vào âu (nên làm lạnh âu trước bằng cách để ngăn đá 4-6 tiếng trước khi làm kem). Đậy chặt, để ngăn đá tối thiểu 6-8 tiếng, hoặc lâu hơn đến khi kem đông cứng. Không cần lấy ra đánh dăm đá gì cả, kem sẽ tự chuyển thành hỗn hợp mịn dẻo giống kem ngoài hàng và chả có tí đá nào (nếu không tin thì cách khoảng 1-2 tiếng các bạn có thể lấy ra và ăn thử )

Từ công thức cơ bản này các bạn có thể tùy ý thêm các loại nguyên liệu khác để tạo ra vị theo ý muốn của mình. Các nguyên liệu cho thêm này được trộn với sữa đặc trước cho hòa quyện, rồi mới trộn tất cả với kem tươi đã đánh bông. Có một vài lưu ý là:
Để có chất lượng kem tốt nhất thì nên dùng kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream – hàm lượng béo từ 35-40%) Nếu không thể mua được heavy cream, chỉ có whipping cream (kem tươi có hàm lượng béo khoảng 30%) thì với mỗi 150gram kem tươi trong công thức, nên dùng thêm 15-20 gram bơ nhạt. Bơ này sẽ được làm tan chảy (ví dụ, dùng lò vi sóng hoặc chưng cách thủy), để nguội bớt rồi trộn với sữa đặc và các nguyên liệu khác rồi trộn với kem tươi đánh bông.
KHÔNG dùng light cream (kem tươi có hàm lượng béo thấp, từ 10-15%). Ngoài ra, có thể thay thế bằng topping cream hay không thì mình không rõ vì mình chưa bao giờ dùng topping cream.
Với các nguyên liệu trộn thêm, một số loại nguyên liệu chứa nhiều nước như hoa quả xay hay nước hoa quả, nếu cho quá nhiều sẽ có thể tạo đá trong kem hoặc làm kem cứng (do chứa nhiều nước). Cho nên khi dùng các loại nguyên liệu này cần phải có sự cân đối trong tỉ lệ giữa các loại nguyên liệu, hoặc dùng thêm 1 vài loại nguyên liệu phụ trợ khác để giúp kem đông nhanh hơn và không bị dăm đá (cụ thể là nguyên liệu gì thì tạm thời mình vẫn đang thử, bao giờ thử xong và đảm bảo có kết quả tốt thì sẽ giới thiệu sau nhé).

Viết ghi chú ý cho cẩn thận vậy thôi chứ nếu dùng đúng heavy cream thì kem nhìn chung là làm đơn giản lắm. Sữa đặc thì mình nghĩ là không vấn đề gì, ở bên này mình dùng sữa đặc của Nestle, nhưng mình nghĩ giữa các nhãn hiệu khác nhau chắc cũng không có nhiều khác biệt lắm.

Mình đã thử công thức này với kem Tiramisu, đậu xanh dừa và trà xanh, tất cả đều rất ổn, nhưng mà một mình mình thì không thể thử hết các vị được, và mình cũng muốn biết kết quả khi các bạn thử công thức như thế nào nữa. Cho nên các bạn thử với những vị mới gì thì có thể chia sẻ thành quả được không?

Bài dài rồi nên mình viết trước công thức kem Tiramisu nhé, kem đậu xanh và trà xanh mình sẽ tách riêng và viết ở một post sau.

Nguyên liệu (3-4 viên kem cỡ vừa)
150gram kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream)
100gram sữa đặc có đường (sweetened condensed milk)
10gram sữa tươi không đường
4gram bột cà phê tan
1gram bột cacao
2thìa cafe rượu Rum (hoặc thay bằng 1 loại Cognaq tùy thích, Kahlua, Baileys… đều được nhé)

Ghi chú:
Nếu thay heavy cream bằng whipping cream thì thêm 15gram bơ đun chảy.
Cà phê và cacao có thể dùng nhiều hơn nếu thích đậm vị hơn. Nếu dùng cà phê phin thì bỏ qua sữa tươi và dùng khoảng 2-3 thìa nước cà phê.

Cách làm

1. Để hộp đựng kem vào ngăn đá trước khi làm kem từ 4-6 tiếng.

2. Cho âu đánh & que đánh kem và kem tươi vào ngăn đá để khoảng 10 phút. Trong lúc đợi âu và que làm lạnh thì đun nóng sữa tươi, cho cà phê & cacao vào sữa, quậy đều cho tan. Để nguội. * Nếu dùng thêm bơ thì đun chảy bơ và để nguội.



3. Đánh kem tươi đến bông cứng (hình 4).

4. Trộn đều hỗn hợp cà phê cacao với sữa đặc & rượu (và bơ nếu có), quấy cho mịn mượt (hình 5-6). Nhẹ nhàng đổ vào âu kem tươi, trộn (theo kiểu Fold) đến khi hòa quyện (hình 7-8). Hỗn hợp sẽ khá đặc, mịn và mượt như trong hình 9.



5. Cho kem vào hộp, để ngăn đá tối thiểu 6 tiếng hoặc đến khi kem đông cứng lại. Bảo quản trong tủ đá. Khi măm thì có thể rắc thêm bột cacao và chocolate bào vụn lên mặt kem. Nếu để lâu kem bị cứng, khó múc thì các bạn nhúng que múc kem qua nước nóng, sẽ dễ múc hơn.

Tự học làm bánh bánh mỳ

0 nhận xét

Hồi xưa lúc còn ở Việt Nam thì “bánh mì” với mình chỉ gồm có 3 loại là bánh mỳ nóng giòn, 2000đ một ổ (giờ chắc giá tăng nhiều rùi), bánh mỳ gối loại hình vuông, cắt lát mỏng để kẹp nhân thành sandwich và bánh mỳ tròn xoe nho nhỏ mua ở cửa hàng bánh Mesa (thích nhất là mua được vào lúc bánh vừa ra lò, nóng hổi và giòn tan, mặc dù lúc mua cũng phải hơi chen lấn giành giật một tí :-p ). Qua bên này rồi thì nhóm “bánh mì” được bổ sung thêm một số loại như là Baguette (mới đầu cũng chẳng biết tên, chỉ biết là nó dạng que dài ơi là dài, vỏ mỏng giòn, ruột trắng xốp, cực kì thơm và ăn với súp hoặc bò sốt vang thì cực.. ngon :d ), một cái bánh mỳ gì đó tròn tròn rất to, hay mua được từ cửa hàng bánh của người Thổ, và một số loại bánh mỳ không phải màu trắng mà mầu nâu, ăn hơi cứng cứng và sượng sượng nhưng nghe nói là tốt hơn bánh mỳ màu trắng, nên thi thoảng hứng lên cũng cố gắng mua về ăn vài lát :d . “Hiểu biết” về bánh mì tóm lại là gói trong từng ấy thứ. Vào thời điểm ấy thì thấy như vậy là … quá nhiều, còn giờ, sau khi làm bánh và được “khai sáng” nhiều thứ thì mới biết là từng ấy loại bánh, chỉ là một phần rất nhỏ, thậm chí chưa hết được một nhóm trong số những chiếc bánh được xếp vào mục “Bread” (bánh mỳ) trong sách dạy làm bánh.
Phân loại bánh mì, nếu nói là đơn giản thì cũng đúng, mà bảo là phức tạp cũng không sai. Đơn giản là bởi vì bánh mì về cơ bản chỉ có 3 nhóm chính là: Bánh mỳ gầy (Lean Yeast Dough)Bánh mỳ béo (Rich Yeast Dough) và Bánh (mì) ngàn lớp (Rolled-in yeast dough)(Tên tiếng Việt của các nhóm bánh này là mình tạm dịch vì không tìm thấy có tài liệu nào trong tiếng Việt có dịch tên cho các nhóm bánh này, nếu bạn nào biết có tên gọi chính thống thì bảo mình với nhé). 
Lean Yeast Bread
 
Việc phân loại này, với nhóm thứ ba thì rất rõ ràng, đặc điểm thể hiện ngay trong tên gọi “ngàn lớp”, là loại bánh mà phần vỏ gồm nhiều lớp bột xen giữa với các lớp bơ, khi nướng lớp bột sẽ tách ra, tạo thành “ngàn” lớp cho vỏ bánh (ví dụ điển hình & quen thuộc là Croissant như trong hình dưới). Hai nhóm đầu tiên thì phân biệt với nhau chủ yếu ở thành phần nguyên liệu. Bánh mỳ gầy (Lean Dough) bao gồm các loại bánh mì trong thành phần chứa rất ít hoặc không có các chất béo như dầu ăn, bơ, trứng, ít đường và ít sữa. Ngược lại, bánh mỳ béo (Rich Yeast Dough) bao gồm các loại bánh mà trong thành phần có nhiều chất béo, nhiều đường, sữa, trứng.. Tuy nhiên, việc chia nhóm bánh này cũng chỉ mang tính tương đối vì ranh giới để phân biệt thế nào là “nhiều” và thế nào là “ít” trong làm bánh nhiều khi rất mong manh. Và đây là phần “phức tạp” của phân loại bánh mì.
Croissants và mặt cắt
Riêng với nhóm bánh mì nhanh (Quick bread), với một số loại bánh quen thuộc như là Muffins, Scones, Pop overs… thì không được xếp vào đây do bánh mì nhanh dựa chủ yếu vào bột nở hoặc muối nở để giúp bánh nở, còn các loại bánh trong 3 nhóm bánh mì kể trên thì dùng men (yeast) là chính.
So với làm bánh bông lan hay Gateau (mà tên gọi chung là Cake – để phân biệt với Bread), thì làm bánh mì cũng không có nhiều phương pháp (trộn bột) bằng. Về cơ bản chỉ có 2 phương pháp (trộn bột) là:
  • Straight Dough Method: Cho tất cả nguyên liệu vào cùng một lúc và nhào trộn
  • Sponge Method: các nguyên liệu được chia làm 2 phần, một phần bột được nhào trộn với 1 phần chất lỏng trước, ủ, sau đó mới trộn nốt phần nguyên liệu còn lại.
Cụ thể từng cách làm thế nào và có những gì cần phải chú ý trong khi làm mình sẽ viết sau, vì có lẽ khi ghép với công thức cụ thể, và bắt tay vào thực hành thì sẽ dễ nhớ hơn. Hai phương pháp ở trên cũng chỉ là phương pháp trộn nguyên liệu trong khi làm bánh mì, và là một phần rất nhỏ trong toàn bộ quy trình làm bánh mì thôi. Các phần còn lại là gì, và khi làm cần chú ý những gì mình sẽ viết trong bài sau nhé.
Về bánh mì cơ bản có lẽ như trên đây là tạm đủ dùng rùi :-) Cuối cùng mình có một vài kinh nghiệm, thật ra là kỉ niệm thì đúng hơn, về làm bánh mì, muốn chia sẻ với cả nhà (vì là chia sẻ nên sẽ hơi “kể lể” một tí đấy nhé :-p )
Loại bánh mì đầu tiên mà mình làm là Croissant, một trong những loại bánh được xếp vào hàng khó (nghĩ lại cũng thấy mình dũng cảm :-p ). Vào thời điểm mình làm cái bánh mì đầu tiên ý thì mình hoàn toàn không biết gì về các loại bột, độ cao thấp của gluten trong bột, cũng không hiểu bread flour thì khác với all purpose flour thế nào và dùng bread flour thì có gì tốt hơn, cũng như là nếu dùng all purpose flour thì có gì “kém” hơn. Nhìn chung là hồi đấy rất amateur. Nhào bột bánh mì thế nào tất nhiên là cũng không biết. Mình không có máy nên phải nhào bột bằng tay. Thực ra hồi ấy có xem một số clip dạy làm Croissant, bao gồm cả phần nhào bột, cán bột và cắt bột, và suy nghĩ rất đơn giản là chỉ cần cố gắng “bắt chước” sao cho giống clip là được, vậy thôi :d
Croissant lần ấy mình làm hỏng, nướng ra bánh ổn nhưng không tách lớp nhiều nên coi như hỏng. Giờ nghĩ lại thấy lí do hỏng không phải là do bánh khó, mà là do mình làm bánh giống con vẹt, bắt chước mà không hiểu tại sao lại thế, cho nên nhào bột sai, cán sai, ủ sai…
Làm bánh mì thật ra không quá khó – theo ý kiến cá nhân mình – nếu so với làm Cake, đặc biệt là những loại Cake khó chiều như kiểu Gateau mềm xốp nhẹ.. Mẻ Croissant đầu tay là mẻ bánh mì duy nhất mà mình làm hỏng, các mẻ sau đều ngon lành cành đào – hoặc cũng có thể là do mình mới chỉ làm các loại bánh dễ chăng? :d Mặc dù nói là không khó, nhưng với làm bánh mì, nhất là tự học như mình thì mình nghĩ nắm được một số kiến thức cơ bản là điều kiện cần thiết. Ví dụ, tối thiểu nên biết phân biệt được các loại bộtGluten và vai trò của Gluten trong bánhcác loại men nở, cách sử dụng và thay thế…  Về cách làm thì nhào bột thế nào là đúng cách (không phải đúng ở động tác mà là đúng ở chỗ biết được lí do và mục đích của việc nhào bột, và nhào làm sao để đạt được mục đích đó), ủ bột thế nào cho đúng, có gì cần tránh… Đây hầu hết đều là những kiến thức rất cơ bản, mà mình nghĩ là nếu nắm được thì chúng mình sẽ có thể tự chủ hơn rất nhiều trong việc làm bánh. Sẽ không có những thắc mắc kiểu như là sao nhào mãi mà bột không dai, hoặc kéo bột sau khi nhào toàn thấy đứt, hoặc tại sao ủ mà bột không nở, ủ 2 tiếng có tốt hơn 1 tiếng không…..
Một điều nữa là với làm bánh mì nói chung và làm bánh nói riêng, việc tuân thủ công thức là rất quan trọng. Trừ phi bạn rất chắc chắn về việc thay thế một loại nguyên liệu nào đó, hoặc thay đổi một bước nào đó,.. sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, còn lại thì nên tuân theo những gì ghi trong công thức (và tất nhiên, công thức nên lấy từ những nguồn tin cậy, được nhiều người sử dụng & khen ngợi chẳng hạn..). Thật ra hiểu biết của mình trong lĩnh vực bánh trái chắc cũng chỉ mới ở trình độ “mẫu giáo nhỡ”, còn cả một chặng đường dài qua cấp 1, 2, 3.. nữa. Không biết bao giờ mới đến Đại học được :-p nhưng mình luôn cảm thấy làm bánh cũng là một môn khoa học, cũng giống như làm thí nghiệm vậy, đòi hỏi sự chính xác cao. Mọi thứ đều có lí do riêng của nó, chẳng hạn chúng mình có thể nghĩ đơn giản đều là bột nở cả, dùng baking powder hay baking soda, cái nào chả như nhau. Hoặc cuối cùng đều là trộn với nhau cả, đổ lòng trắng vào lòng đỏ hay ngược lại thì có gì khác nhau, làm thế nào chả được. Nhưng mà, nếu không có gì khác nhau thì chắc là sẽ không có nhiều công thức làm bánh và nhiều loại bánh đến thế, vì nếu tất cả đều như nhau thì làm bánh chỉ đơn giản là trộn nguyên liệu rồi mang nướng thôi mà :-p
Nói vui một chút vậy thôi, nhưng đây thực ra là những điều mình rất muốn chia sẻ, vì mình để ý thấy có khá nhiều trường hợp thất bại trong làm bánh, phản hồi trên food blog hoặc diễn đàn, đều là do làm không đúng theo chỉ dẫn trong công thức, đôi khi chỉ một sự thiếu chú ý với một gạch đầu dòng nhỏ thôi, cũng có thể làm cho kết quả ra không như mong đợi.
Nói linh tinh nhiều quá… :-p Phần này các thông tin cơ bản về bánh mì mình nghĩ chắc đủ rồi, phần tới mình sẽ viết về các bước chính khi làm bánh mì (trộn nguyên liệu, nhào bột, ủ bột…) và các chú ý trong khi thực hành nhé.

 
  • cách nấu ăn ngon hợp khẩu vị - 9999 công thức nấu ăn | ~ hoc lam banh ~ hoc lam kem ~ hoc nau an